Thực dưỡng căn bản

Dành cho những người mới bắt đầu theo thực dưỡng hiện đại (Phần 1)

Cập nhật761
0
0 0 0

Khác với phương pháp thực dưỡng truyền thống vốn chỉ tôn thờ “gạo lứt muối mè” (ăn số 7 ) , phương pháp phương pháp thực dưỡng hiện đại còn kết hợp thêm với những thành tựu khoa học và kinh nghiệm của nhiều nền y học khác nhằm giúp cho việc áp dụng thực dưỡng trở nên linh hoạt , không quá khắc khe , cứng nhắc và quan trọng nhất là phù hợp với cuộc sống hiện đại.
Khi áp dụng phương pháp thực dưỡng hiện đại chúng ta cần phải hiểu và  kết hợp 5 yếu tố:
  • Ăn uống ;
  • Vận động;
  • Tinh Thần;
  • Thuốc trợ phương;
  • Các biện pháp chăm sóc ngoại khoa
Về chế độ ăn uống
Phương pháp thực dưỡng hiện đại chú trọng đa dạng hóa các loại thực phẩm trong đó lấy ngũ cốc  nguyên cám , rau tươi , các loại đậu hạt làm căn bản . Ngoài ra có thể dùng thêm một số ít các thực phẩm khác như : khoai , củ , trái cây đúng mùa, cá tép nhỏ…(Các bạn xem thêm Tháp ăn uống quân bình theo phương pháp thực dưỡng hiện đại)
Khác với những chế độ ăn khác , khi ăn theo phương pháp thực dưỡng thì những thực phẩm bạn ăn lúc này không chỉ đơn thuần để giúp bạn no bụng  mà còn có vai trò như một vị thuốc để phòng và trị bệnh . Vì vậy bạn cần phải biết rõ công dụng , đặc tính của từng loại thực phẩm cũng như cách chế biến sao cho phù hợp với nhu cầu cơ thể. Nhiều bạn mới bắt đầu theo thực dưỡng thường hay thắc mắc : “ Mới bắt đầu ăn theo thực dưỡng cần chuẩn bị những gì ?”


Dưới đây tôi xin giới thiệu tóm tắt một số loại thực phẩm cùng với công dụng cũng như cách chế biến để cho các bạn tùy nghi sử dụng theo nhu cầu bản thân mình .

Các loại ngũ cốc lứt
Ngũ cốc lứt là thực phẩm chủ yếu chiếm : 50% đến 60% khẩu phần ăn hàng ngày theo pp thực dưỡng hiện đại . Ngũ cốc lức phổ biến gồm : Gạo lứt, muối mè, kê , yến mạch lứt  .
1. Gạo lứt

Gạo lứt là thực phẩm cơ bản bắt buộc đầu tiên cần phải có khi ăn theo thực dưỡng. Khi ăn gạo lức chúng ta cần phải nhai thật kỹ để hấp thụ hết tất cả dưỡng chất có trong gạo đặc biệt là lớp võ cám bên ngoài chiếm gần 80% giá trị dinh dưỡng của hạt gạo . Đối với người già , người bệnh hoặc những người không thể nhai được hạt gạo thì chúng ta nấu thành cháo gạo lứt , váng cháo gạo lứt , kem gạo lứt . Khi đó cần phải ngậm cho nước bọt hòa tan vào rồi mới nuốt.

2. Muối mè

Muối mè thường hay dùng chung với Gạo lứt để vừa tạo hương vị thơm ngon vừa cung cấp bổ sung thêm nhiều vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tỷ lệ giữa mè và muối thay đổi tùy theo lứa tuổi và thể trạng, cụ thể  : người vận động nhiều  : tỉ lệ từ 10 cho đến 14 mè 1 muối, trẻ em và người già tỉ lệ từ 14-16 mè 1 muối .  Tuy nhiên cần phải lưu ý một số bệnh không dùng hoặc hạn chế dùng mè 

3. Kê

Là một cốc loại có giá trị dinh dưỡng lại  cao. Thành phần dinh dưỡng của kê gồm có: 73% chất bột, 11,0 % chất đạm, 2% chất béo. Ngoài ra còn có các loại vitamin như : B1, B2, A,E. Các khoáng chất như vôi, phốt pho, mangan, sắt, đồng,… có rất nhiều so với các thức ăn khác. Theo giáo sư Ohsawa thì kê là một cốc loại rất dương có thể dùng hàng thay thế cơm rất tốt. Do đó khi đói bụng thì dùng kê rất tốt đặc biệt là đối với người bị đau hay viêm dạ dày, mắc chứng khó tiêu, miệng hôi, tỳ vị hư nhược.

4. Yến mạch lứt

Yến mạch là loại ngũ cốc giàu đạm nhất (13%). Đồng thời nó cũng giàu chất sắt và canxi. Yến mạch lứt dùng rất tốt, tuy nhiên không nên dùng thường xuyên như gạo lứt. Khi cơ thể bị tụt áp huyết, bị vết thương hay mắt có ghèn thì tạm ngưng ăn một thời gian.
Ngoài ra chúng ta có thể dùng thêm các loại cốc loại lứt khác như:  lúa mì lứt, bobo lứt, yến mạch lức , đại mạch , kiều mạch và các sản phẩm chế biến từ các loại ngũ cốc này như : bánh mì lứt, hủ tiếu lứt …

(Trích nguồn ThucphamThienAn)
Nguồn
Lượt xem29/03/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết
Tags

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng