Tủ thuốc thực dưỡng

​Ăn hạt kỷ tử có tốt không?

Cập nhật501
0
0 0 0

Hạt kỷ tử là loại hạt có tác dụng bồi bổ sức khỏe, có hai loại kỷ tử được sử dụng trong việc chăm sóc sức khỏe là hắc kỷ tử và câu kỷ tử. Cả hai loại kỷ tử này đều có những tác dụng tuyệt vời với sức khỏe nếu sử dụng đúng cách

1. Đặc điểm hạt kỷ tử
Một trong những vị thuốc có tác dụng bồi bổ cơ thể là kỷ tử, được sử dụng như một vị thuốc có tác dụng bổ huyết theo đông y. Hiện nay, có hai loại kỷ tử được sử dụng gồm kỷ tử đen và câu kỷ tử.

1.1 Hắc kỷ tử
Đây là một loại quả quý hiếm có tác dụng tốt, ít gặp hơn so với câu kỷ tử. Quả hắc kỷ tử có tên khoa học lycium ruthencium họ cà Solanaceae, thường mọc hoang tại vùng phía đông của cao nguyên Tây Tạng. Quả kỷ tử đen có dạng hình tròn, mọng nước, quả chín có màu đen, đường kính khoảng 0,5cm. Sau khi phơi sấy thì quả hắc kỷ tử khô có vỏ nhăn nheo, bên trong có nhiều hạt hình giống quả thận, một đầu có vết của cuống quả.

1.2 Câu kỷ tử
Câu kỷ tử hay gọi là kỷ tử có tên khoa học là Lycium barbarum L. Đây là một cây thuốc quý mọc tại các tình như Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam của Trung Quốc. Quả kỷ tử mọng nước có hình trứng, khi chín màu đỏ sẫm hay vàng đỏ. Quả Câu kỷ tử khô có hình bầu dục dài khoảng 0,5-1cm, vỏ màu tím đỏ hoặc đỏ tươi, mặt ngoài nhăn nheo, bên trong có nhiều hạt hình dạng giống quả thận màu vàng, có một đầu có vết cuống quả.

2. Ăn hạt kỷ tử có tốt không?
Hạt kỷ tử là một loại quả tốt cho sức khỏe, có nhiều tác dụng tốt với cơ thể. Để biết ăn hạt kỷ tử có tốt không thì cần phải biết tác dụng của hạt kỷ tử.

2.1 Tác dụng hắc kỷ tử
Theo nghiên cứu thì trong quả hắc kỷ tử có chứa hàm lượng chất OPCs (Oligomeric Proanthocyanidins) rất cao ,đây là một loại bioflavonoids nồng độ cao nhất được phát hiện trong tự nhiên hiện nay. OPCs được tìm thấy trong một số loại quả, một số loại rau và vỏ cây có giá trị dinh dưỡng cho cơ thể người, khả năng chống oxy hóa mạnh gấp 20 lần so với vitamin C và cao gấp 50 lần so với vitamin E.

Ngoài ra, trong thành phần của hắc kỷ tử chứa khoảng 40% protein trong đó có tới 18 axit amin khác nhau, nhiều loại chất khoáng khác như kẽm, sắt, phốt pho và vitamin B2, một số chất khác như beta caroten, lutein, lycopen...cũng được tìm thấy trong loại quả này. Với những thành phần như trên thì quả hắc kỷ tử có tác dụng:
  • Tăng cường hệ thống miễn dịch và hạn chế sự hình thành ung thư: Hàm lượng chất OPCs có trong hắc kỷ tử là chất chống oxy hóa tự nhiên giúp làm giảm và sửa chữa các tế bào bị hư hại do hậu quả của quá trình viêm, sự oxy hóa do các gốc tự do gây ra. Chất này cũng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh. Ngăn ngừa sự hình thành tế bào ung thư hoặc làm giảm khả năng phát triển khối ung thư, gia tăng tuổi thọ. Trong thành phần còn chứa lycopen là một chất được nghiên cứu làm giảm tỷ lên ung thư đường tiêu hóa, tuyến tiền liệt.
  • Tốt cho mắt: Hàm lượng cao các loại carotenoid và OPCs có trong quả hắc kỷ tử có tác dụng rất tốt cho tế bào mắt, cải thiện thị giác, giảm tình trạng xuất huyết mao mạch. Chính vì vậy mà hắc kỷ tử rất tốt cho những người thường xuyên điều phải tiết mắt như lái xe ban đêm, dùng máy tính nhiều. Đặc biệt là chất lutein và zeaxanthin được chứng minh có nồng độ cao ở võng mạc và điểm vàng của mắt người, giúp gia tăng mật độ quang học của các sắc tố võng mạc trong mắt, từ đó bảo vệ chống lại sự phát triển của thoái hóa điểm vàng, đồng thời có vai trò như bộ lọc ánh sáng có bước sóng ngắn sẽ làm giảm các gốc tự do trong võng mạc mắt. OPCs đã được người Pháp sử dụng để chữa bệnh võng mạc tiểu đường.
  • Hạn chế hình thành mảng xơ vữa: Tác dụng của OPCs là chống hình thành các mảng vữa xơ động mạch do quá trình oxy hóa cholesterol LDL từ đó giảm nguy cơ bệnh tim mạch, đột quỵ. Hắc kỷ tử có tác dụng tốt cho mạch máu, tăng cường quá trình lưu thông máu.
  • Tác dụng làm đẹp da: Quả hắc kỷ tử được chứng minh là do thành phần OPCs giúp kiềm chế việc lưu hóa các gốc tự do từ đó giúp tái tạo tế bào và da, làm cho da mịn màng, mờ sẹo. Nước sắc hắc kỷ tử xoa lên mặt có thể giúp làm giảm thâm, sáng da và giảm sưng viêm do mụn.
  • Tốt cho hệ thần kinh: Các thành phần chất chống oxy hóa trong quả kỷ tử đen có vai trò rất tốt lên hệ thần kinh, bảo vệ tế bào thần kinh, chống sự oxy hóa các dây thần kinh sọ não, bảo vệ tế bào não khỏi các yếu tố độc hại.
  • Theo đông y thì hắc kỷ tử có vị ngọt, tính bình quy kinh can, thận có tác dụng bổ can thận, ích khí, bổ huyết, làm sáng mắt. Được sử dụng từ lâu đời trị chứng huyết hư, can thận bất túc gây đau nhức xương, mệt mỏi, di tinh, hoa mắt, chóng mặt, mắt mờ...
Cách dùng hắc kỷ tử:

Hắc kỷ tử có thể dùng trực tiếp để hãm trà uống hoặc ngâm rượu để uống dần. Ngoài ra, còn có thể dùng để thêm vào các món ăn hàng ngày như hầm, súp, canh...Chú ý không để quả quá lâu, vì làm giảm tác dụng

Liều dùng: Mỗi ngày từ 08 đến 20g.
Hắc kỷ tử cần được sử dụng đúng cách theo chỉ dẫn

2.2 Tác dụng câu kỷ tử
Trong quả câu kỷ tử có chứa thành phần như vitamin B1. B2, vitamin C, nhiều loại acid amin, canxi, sắt, photpho, caroten...Câu kỷ tử có những tác dụng chính như:
  • Câu kỷ tử có tác dụng tăng cường miễn dịch làm giảm nguy cơ mắc bệnh do vi sinh vật gây ra.
  • Theo thực nghiệm thấy rằng kỷ tử có khả năng tăng quá trình tạo máu giúp giảm tình trạng thiếu máu.
  • Tác dụng làm giảm mỡ máu, chống oxy hóa và giảm sự lão hoá của cơ thể. Câu kỷ tử còn bảo vệ tế bào gan, ức chế quá trình đọng chất mỡ trong gan, thúc đẩy quá trình tái sinh của tế bào gan; trong thành phần còn cơ chất cerebroside để bảo vệ tế bào gan chống lại độc tố.
  • Tốt cho mắt: Những thành phần trong kỷ tử có tác dụng tốt trên mắt, giúp mắt sáng hơn, hạn chế tình trạng oxy hóa làm mắt bị mờ.
  • Theo đông y kỷ tử có vị ngọt, hơi chua, tình bình quy kinh can, thận, phế có tác dụng bổ huyết, bổ can thận, an thần, sáng mắt. Chủ các chứng huyết hư gây hoa mắt chóng mặt, đau thắt lưng, can thận hư gây đau lưng, di tinh, trị đau mắt đỏ, mỏi mắt...
Cách dùng câu kỷ tử: Kỷ tử sau khi được phơi khô có thể nấu cùng với thức ăn như trong các món hầm. Thường được kết hợp với những vị thuốc khác có tác dụng bồi bổ khí huyết như thục địa, hoàng kỳ, đại táo... để tăng tác dụng. Kỷ tử thường được kê trong các đơn thuốc sắc, với tác dụng bổ huyết.

Liều lượng: Mỗi ngày từ 8 đến 20 gram.

Như vậy, với câu trả hỏi là ăn hạt kỷ tử có tốt không thì câu trả lời là có. Kỷ tử có nhiều tác dụng tốt với cơ thể, giúp chống oxy hóa giảm sự hình thành khối u, bồi bổ sức khỏe nhất là sau khi mất máu.
NguồnVinmec
Lượt xem18/07/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng