Nhiễm trùng tiêu hóa

Bạn có biết về bệnh sỏi mật!

Cập nhật498
0
0 0 0
Hiểu rõ bệnh sỏi mật là gì, nguyên nhân bị sỏi mật là do đâu cùng với những biểu hiện triệu chứng khi mắc bệnh sỏi mật như thế nào sẽ giúp người bệnh sớm phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời, tránh phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như: viêm đường túi mật, viêm tụy, ung thư đường túi mật, xơ gan, viêm gan, suy gan. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn tổng hợp các thông tin liên quan đến căn bệnh sỏi đường mật và cách điều trị sỏi mật hiệu quả nhất. 

Sỏi đường mật là gì?
Mật là một bộ phận có chức năng chứa đựng những chất dịch mật do gan tiết ra và sử dụng các chất dịch mật đó để kích thích quá trình tiêu hóa thức ăn, phân hủy các chất béo. Đồng thời khử độc à loại bỏ các chất thải ra khỏi  cơ thể. Ngoài ra mật còn có tác dụng điều phối dẫn mật xuống tá tràng, ruột non một cách nhuần nhuyễn, nhịp nhàng. 

Sỏi mật, sỏi đường mật hay còn được nhiều người gọi là sỏi gan được hình thành khi các chất dịch mật tiết ra từ gan do không tiêu hóa và đào thải được ra ngoài, lâu ngày đã kết tụ thành những viên sỏi với tính chất, hình dạng và kích thước khác nhau. Sỏi mật, sỏi đường mật có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau như: Đáy túi mật, Thân mật, Phễu mật, Cổ mật, Ống mật. 
Khi sỏi mật xuất hiện dù ở bất kỳ vị trí nào nếu không được điều trị kịp thời sẽ tạo áp lực ngược trỏe lại cho gan khiến gan phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như: viêm gan, xơ gan, ung thư gan, áp xe gan và nặng hơn là suy gan dẫn đến tử vong.
Những nguyên nhân gây sỏi mật phổ biến ít ai ngờ đến
Sỏi mật nếu phân chia theo thành phần hóa học bao gồm có 3 loại: sỏi cholesterol, sỏi sắc tố (bilirubin), sỏi hỗn hợp. Trong đó sỏi cholesterol, sỏi sắc tố là hai loại sỏi phổ biến và thường gặp nhất. 

Sỏi mật có nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên các nguyên nhân chính gây sỏi mật có thể kể đến như: 
  • Do sự lắng đọng và kết tụ của các chất dịch trong mật: Mật là cơ quan có chức năng đào thải độc tố và các chất khác tiết ra từ gan trong đó có canxi và bilirubin. Khi hồng cầu bị vỡ bilirubin sẽ được giải phóng. Sau đó nhờ gan đào thải ra ngoài qua dịch mật. Tuy nhiên khi lượng sắc tố bilirubin  trong mật quá nhiều, chức năng mật dù hoạt động hết công suất vẫn không thể đào thải hết được ra ngoài. Kết hợp với cơ thể mắc bệnh như thiếu máu, suy giảm chức năng gan sẽ là điều kiện thuận lợi để hình thành lên các viên sỏi tại đường mật.
  • Do nhiễm ký sinh trùng: Ký sinh trùng đường ruột đi vào đường mật cùng với vi khuẩn khiến cho sắc tố mật bilirubin không thể hòa tan hoàn toàn. Kết hợp với trứng của giun, sán và xác giun trong gan đã kết tụ lại và tạo thành sỏi bilirubin. 
  • Do chế độ ăn uống, sinh hoạt: Chế độ ăn uống giàu chất béo, nhiều canxi và dư thừa cholesterol kết hợp với lối sống lười vận động cũng là là nguyên nhân dẫn đến hình thành các viên sỏi trong túi mật. 
  • Do mắc bệnh mãn tính: Người bị tiểu đường có lượng chất béo trung tính cao và trở thành đối tượng có nguy cơ mắc bệnh sỏi mật cao hơn so với người bình thường.
  • Do sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài: Các loại thuốc tránh thai hay các biện pháp tránh thai khác sẽ làm tăng cholesterol, tăng nguy cơ ứ dịch mật ở túi mật và lâu dần lắng đọng, kết thành sỏi mật.
  • Do bị béo phì: Dư thừa cholesterol chính là nguyên nhân hàng đầu gây sỏi mật, nhưng người béo phì thường lại có chỉ số cholesterol cao. Béo phì làm tăng hàm lượng cholesterol, gây khó khăn trong việc làm rỗng túi mật và trở thành yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra bệnh sỏi mật. 
  • Phụ nữ mang thai nhiều lần
Những biểu hiện của bệnh sỏi đường mật
Khi bị sỏi mật hay sỏi đường mật, người bệnh thường gặp phải một trong số các biểu hiện, triệu chứng sau:

Giai đoạn nhẹ: Các viên sỏi nhỏ, chưa gây viêm và chưa chèn ép tạo áp lực lên gan 
  • Xuất hiện những cơn đau quặn ở gan
  • Các cơn đau thường xuất hiện vào ban đêm hoặc sau các bữa ăn nhiều dầu mỡ
  • Đau kèm theo nôn khiến người bệnh không dám thở mạnh
  • Cơn đau có thể kéo dài vài giờ rồi hết, hoặc cũng có thể đau âm ỉ đến vài ngày
Giai đoạn bệnh bắt đầu tiến triển nhanh: Người bệnh bắt đầu gặp phải những cơn sốt
  • Do có viêm đường mật, túi mật, nếu không viêm thì không sốt, nếu sốt thường
  • Đột ngột sốt cao, cơn sốt có thể kéo dài đến vài giờ
  • Sốt và đau HSP đi đôi với nhau, một số trường hợp người bệnh bị đau nhiều với tần suất liên tục có thể sẽ bị sốt cao.
  • Sốt thường xảy ra sau cơn đau nhưng cũng có thể xảy ra trước hoặc cùng lúc với các cơn đau.
  • Người bị sỏi có thể bị sốt trong 1 vài tuần hoặc lâu hơn kéo dài đến vài tháng.
  • Có một số trường hợp chỉ gặp phải tình trạng sốt nhẹ 37,5 – 38 độ. Thậm chí là không sốt do có sỏi mật nhưng lại không bị viêm.
Giai đoạn bệnh nặng và bắt đầu có những chuyển biến xấu: Vàng da 
  • Vàng da: Khi các viên sỏi gây viêm và làm suy giảm chức năng mật, khiến mật không thể thực hiện được chức năng đào thải dịch mật do gan tiết ra. Lúc này, thay vì tiết xuống túi mật như thông thường thì dịch mật lại bị lắng đọng lại ở trong gan. Các sắc tố sỏi nâu vàng bilirubin sẽ ảnh hưởng đến máu khiến bệnh nhân bị vàng da. 
  • Vàng da, vàng niêm mạc mắt, bị sốt kèm đau 1 – 2 ngày liên tục. 
  • Da, niêm mạc mắt, nước tiểu, phân tất cả đều màu vàng. Người bệnh sẽ gặp phải các dấu hiệu biểu hiện này khi bị tắc mật. 
  • Vàng da kèm theo tình trạng ngứa. Tuy nhiên khi dùng thuốc chống ngứa lại không có hiệu quả.
  • Vàng da mất đi chậm hơn đau và sốt. 
Bị bệnh sỏi mật có nguy hiểm không?
Bệnh sỏi mật là căn bệnh ít biểu hiện và nghèo nàn triệu chứng, chính vì vậy một khi đã xuất hiện các biểu hiện, triệu chứng như: vàng da, vàng mắt, sốt, buồn nôn, ớn lạnh là bệnh đã tiến triển ở mức độ nghiêm trọng. 

Bệnh sỏi mật, sỏi đường mật nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể biến chứng và gây ra những nguy hiểm như: 
Viêm túi mật, đường mật: Các viên sỏi khi bị kẹt, cọ xát vào đường mật, túi mật gây viêm niêm mạc, sưng, đau, lâu dần có thể gây nhiễm trùng, chuyển thành áp xe rất khó để điều trị. Tuy nhiên nếu được phát hiện và điều trị sớm thì bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi. 
Viêm tụy: Các viên sỏi khi bị kẹt lại ở đường mật, gây tắc đường mật, dịch tụy bị ứ đọng lại sẽ tiêu hóa luôn cả tuyến tụy gây viêm tụy cấp. Đây là một trong những biến chứng cực kỳ nguy hiểm và cần được điều trị ngay lập tức. 
Ung thư đường mật, túi mật: Ung thư túi mật và đường mật là biến chứng không phổ biến và hiếm gặp ở những người sỏi mật. Song đây lại là biến chứng vô cùng nguy hiểm. Điều nguy hiểm nhất là ung thư đường mật, ung thư túi mật thường phát triển trong thầm lặng, đến khi phát hiện ra thì đã quá muộn.
Suy giảm chức năng gan, suy gan: Mật là nơi chứa đựng các dịch mật tiết ra từ gan, giúp gan đào thải độc tố và các chất không có lợi ra ngoài. Khi mật sỏi, bị viêm, ung thư, không thể thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình sẽ ảnh hưởng lớn đến chức năng gan. Gây ra các biến chứng nghiêm trọng như suy giảm chức năng gan, xơ gan, viêm gan, ung thư gan, áp xe gan và cuối cùng là suy gan. 
Xơ viêm đường mật: là căn bệnh hiếm gặp có nguyên nhân không rõ ràng.
Cách điều trị sỏi mật hiệu quả nhất – Không cần cắt mật vẫn hết sỏi
Hiện nay có rất nhiều các cách chữa sỏi mật khác nhau như: Chữa sỏi mật bằng Tây y, chữa  sỏi mật bằng Đông y, chữa sỏi mật bằng mẹo dân gian. Tuy nhiên để đánh giá mức độ hiệu quả điều trị cao và duy trì kết quả lâu dài thì các bài thuốc Đông y đang chiếm lợi thế trong việc điều trị sỏi mật. Bởi vì các bài thuốc mẹo dân gian thường chỉ có tác dụng hỗ trợ chứ không thể điều trị dứt điểm sỏi mật. Trong khi đó với người bệnh sỏi mật nếu sử dụng Tây y để điều trị có thể dùng thuốc tuy nhiên thuốc chỉ giúp làm giảm triệu chứng đau, còn nếu can thiệp bằng phẫu thuật đối với trường hợp sỏi kích thước lớn thì phải tiến hành cắt mật. Và chúng ta đều biết rằng mật có vai trò rất quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn, nếu không còn mật thì chức năng của mật cũng mất hoàn toàn, điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh. 

Do đó lựa chọn phương pháp Đông y vẫn là giải pháp hoàn hảo nhất. Đông y chú trọng điều trị bệnh từ căn nguyên gây ra bệnh, các bài thuốc Đông y vừa giúp giảm cơn đau do sỏi gây ra, vừa giúp bào mòn sỏi và đẩy sỏi ra ngoài cơ thể.
Theo Đông y , sỏi mật được kết tụ là do có sự hội tụ đồng thời của nhiều yếu tố như: dịch mật sản xuất bất thường, dịch mật bị ứ trệ lâu ngày, viêm đường mật, nhiễm trùng đường mật, nhiễm trùng dịch mật. Ngoài ra một số người bị sỏi mật là do cơ địa.
Muốn điều trị sỏi mật tận gốc, ngăn chặn nguy cơ tái tạo sỏi mới, cần phải giải quyết được đồng thời các yếu tố sau: 
  • Cải thiện và tăng cường chức năng gan, nâng cao chất lượng dịch mật tiết ra từ gan, ngăn chặn được quá trình sỏi kết tụ và phát triển. 
  • Kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau
  • Tăng vận động đường mật để sỏi dễ dàng bào mòn và đào thải sỏi ra ngoài.
Sỏi mật là căn bệnh có tỷ lệ tái phát vô cùng cao. Chính vì vậy phòng ngừa trước và sau khi điều trị có vai trò hết sức quan trọng. Trong Đông y có một số loại thảo dược có tác dụng tán sỏi, bào mòn sỏi, tiêu sỏi, tiêu viêm, tăng cường chức năng gan mật, ngăn chặn nguy cơ kết tụ sỏi mới vô cùng hiệu quả như: Kim tiền thảo, Kê nội kim, Uất Kim, Chỉ xác, Ô dược,  Hoàng liên, Hoàng bá, Ké đầu ngựa, Kim ngân hoa, Long đởm thảo…vv

(Theo trang Chữa Bệnh Thận)
 
Nguồn
Lượt xem15/04/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng